Dưới đây sẽ là một số thuật ngữ thông dụng trong GAMEFI bạn nên thuộc lòng trước khi bắt đầu bước chân vào thế giới vừa giải trí vừa kiếm tiền đa màu sắc này. Hãy nhanh tay note lại những thuật ngữ quen thuộc này và sẵn sàng áp dụng chúng vào “sự nghiệp” đầu tư GAMEFI tiềm năng này nhé.
Thuật ngữ thông dụng trong GAMEFI
1. GAMEFI:
GameFi là từ được kết hợp giữa Game và DeFi, là một lĩnh vực tài chính được game hóa, nơi người dùng có thể kiếm lợi nhuận bằng cách chơi game. Một phần là “chơi game”, nhưng về cốt lõi thì “tài chính” mới là thứ quan trọng nhất đối với người sử dụng.
Thuật ngữ này ban đầu được đưa ra bởi nhà sáng lập Yearn, Andre Conje, vào khoảng tháng 9 năm 2020.
2. Coin và Token:
Coin:
Coin là một loại tiền điện tử (nhiều người vẫn quen gọi là tiền ảo) được xây dựng và phát triển trên nền tảng Blockchain riêng biệt và hoạt động độc lập. Coin ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề thanh toán, tài chính, bảo mật, phát triển ứng dụng…
Một số Coin điển hình trên thị trường hiện tại như: Bitcoin, Ethereum, BNB, Cardano, Stellar, NEO, Litecoin, IOTA,..
Token:
Token cũng là đồng tiền điện tử và thường được phát hành từ các dự án ICO (Initial Coin Offering). Token được phát triển trên một nền tảng Blockchain của Coin nào đó.
3. NFT
NFT là viết tắt của cụm từ Non-fungible Token trong đó:
- Non – Fungible: không thể thay thế lẫn nhau, tính độc nhất.
- Token: một đồng tiền mã hóa được phát triển dựa trên một coin đã sẵn có
Có thể hiểu NFT là tài sản không thể thay thế hoặc những tài sản không có giá trị thay thế lẫn nhau. NFT là thuật ngữ dùng để ám chỉ những tài sản số đã được mã hóa trên hệ thống của blockchain.
4. Free to play/F2P
Có thể hiểu đơn giản chính là bạn sẽ được chơi game miễn phí. Đây là mô hình kinh doanh trò chơi trực tuyến trong đó, nhà phát hành trò chơi không tính phí người dùng hoặc người chơi khi tham gia trò chơi. Thay vào đó, họ hy vọng sẽ mang lại doanh thu từ quảng cáo hoặc bán vật phẩm trong trò chơi, chẳng hạn như thanh toán để nâng cấp, khả năng đặc biệt, vật phẩm đặc biệt và gói mở rộng.
5. Pay to play/Pay to win/P2W
Pay to play – Trả phí để thắng – đây là mô hình trò chơi mà người chơi sẽ đầu tư tiền của mình để nâng cấp, mua những vật phẩm quý hiếm trong trò chơi để tăng khả năng chiến đầu và giành chiến thắng trong game.
6. Play to earn:
Play to earn – Chơi game để kiến tiền – hình thức giúp người chơi nhận được một lợi ích, phần thưởng nào đó khi tham gia chơi game.
Xem thêm: Top 10 NFT Game nổi bật nửa đầu năm 2021 >>
7. AMA:
AMA – viết tắt của Ask Me Anything (Hỏi tôi bất cứ điều gì) – Là một sự kiện được tổ chức online, ở đó cộng đồng sẽ đặt ra câu hỏi để nhà phát hành trả lời. Thông thường AMA được tổ chức dưới dạng livestream trên Youtube, Facebook hoặc live thông qua Telegram/Discord…
8. DAO ( Decentralized Autonomous Organization)
DAO – Decentralized Autonomous Organization: là một tổ chức tự trị phi tập trung được xây dựng dựa trên các quy tắc mã hóa các chương trình, được vận hành tự động và loại bỏ hoàn toàn các cơ quan quản lý trung ương với hệ thống kiểm soát phi tập trung. Do đó, tổ chức này không thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quốc gia nào.
9. Release Date/ Game Release:
Ngày trò chơi được chính thức phát hành.
10. Metaverse
Metaverse là một thế giới ảo được tạo nên từ mạng Internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường (như VR, AR hoặc các dụng cụ khác), nhằm giúp người dùng có được những trải nghiệm chân thật nhất.
Metaverse được biết đến lần đầu tiên trong Snow Crash, một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng năm 1992 của Neal Stephenson. Đó là “một vũ trụ do máy tính tạo ra tồn tại song song với thế giới thực, nơi con người có thể viết lại các chuẩn mực xã hội”
Xem thêm: Raca là gì? Tìm hiểu về dự án Radio Caca
Thuật ngữ trở nên phổ biến sau khi CEO Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố rằng mạng xã hội này đang trở thành một Metaverse.
Tôi hy vọng mọi người sẽ chuyển từ việc coi chúng tôi từ một công ty truyền thông xã hội sang coi chúng tôi như một công ty Metaverse
Định nghĩa về Metaverse do Zuckerberg đưa ra là:
Metaverse là một môi trường ảo nơi bạn có thể hiện diện với mọi người trong không gian kỹ thuật số
Đây là một thế giới ảo mà bạn đang ở bên trong thay vì chỉ nhìn vào. Chúng tôi tin rằng Metaverse sẽ là sự kế thừa của Internet di động.
11. Baker/ Partner/ Investor:
Thuật ngữ chỉ đối tác, nhà đầu tư hoặc cố vấn đứng sau nguồn quỹ đầu tư vào một dự án nào đó.
12. DEV/ DEV Team/ Development Team:
Đội ngũ dự án, phát triển dự án bảo gồm cả nhà điều hành, quản lý, lập trình cũng như vận hành.
13. Gameplay
Gameplay là cách cụ thể mà người chơi tương tác với một trò chơi. Gameplay là mô hình được xác định thông qua các quy tắc trò chơi, kết nối giữa người chơi và trò chơi, thử thách và vượt qua chúng, cốt truyện và kết nối giữa người chơi và trò chơi.
14. Gameflow
Một vòng lặp những hoạt động mà người chơi phải thực hiện trong quá trình chơi, nhằm tối ưu thời gian chơi sao cho hiệu quả nhất.
15. Assets/ Collectibles:
Asset/Collectibles trong GameFi được dùng để ám chỉ những tài sản có giá trị và có thể trao đổi được.
16. Market:
Market – Chợ – là nơi người chơi thực hiện mua bán, trao đổi tài sản, vật phẩm với nhau.
17. Quest/ Missons:
Là những nhiệm vụ mà người chơi phải thực hiện trong game để có thể nhận thưởng. Trong GameFi thông thường phần thưởng dành cho người chơi là tokens.
18. PvP (Player versus Player):
Cơ bản là người chơi đấu người chơi, thông thường giới game thủ thường hay gọi là PK. Tùy theo game mà hình thức PvP có thể khác nhau.
19. PvE (Player versus Enviroment):
Người chơi sẽ đánh với máy. Đây là chế độ cho phép người chơi hòa mình vào thế giới game qua các hoạt động, nhiệm vụ. Ở trong chế độ PVE, bạn có thể thỏa thích lên cấp, luyện kỹ năng mà không lo lắng bị tập kích bởi những game thủ mạnh.
20. Tournament
Các giải đấu được tổ chức trong game.
21. Event:
Là sự kiện người chơi có thể tham gia để nhận thưởng, event có thể được tổ chức ngay trong game hoặc thông qua buổi offline bên ngoài.
22. Public Sale:
Vòng bán token công khai, người chơi có thể tham gia mua token của game tại vòng này.
23. Private Sale:
Vòng bán token bí mật, chỉ dành cho những backer hay những người trực tiếp hỗ trợ dự án.
24. Strategic Partnership
Các đối tác chiến lược của dự án.
25. Reserves:
Khoản dự trữ.
26. Play To Earn Reward
Phần thưởng dành cho hoạt động Play to earn.
27. Bussiness Model
Mô hình kinh doanh của dự án.
28. Roadmap:
Lộ trình phát triển của dự án. Mỗi dự án đều sẽ chuẩn bị trước cho mình lộ trình, đây cũng là một trong những chiến thuật để giúp dự án đạt được mục tiêu cũng như là lịch trình để nhà đầu tư và khách hàng nhìn vào và quyết định đầu tư cũng như đồng hành cùng dự án.
29. Social:
Những mạng xã hội mà các nhà phát triển game thường dùng thể tương tác với cộng đồng. Họ có thể sẽ thông báo những thông tin cần thiết, sự kiện đặc biệt, lịch update hoặc dùng để trưng cầu ý kiến của người dùng, trả lời các thắc mắc của người dùng,…
30. Technical
Những công nghệ, kĩ thuật được sử dụng trong dự án.
31. Competitor
Thuật ngữ chỉ những đối thủ cạnh tranh.
32. Insider Information
Thông tin mật, không được công bố rộng rãi và được cung cấp bởi những người có liên quan đến dự án.
33. Use Of Funds
Cách mà nhà phát triển sẽ sử dụng quỹ.
34. Airdrop:
Là sự kiện tặng token miễn phí cho người dùng thông qua 1 số hình thức nhất định ( như làm nhiệm vụ yêu cầu trong game chẳng hạn).
Hi vọng với những Thuật ngữ thông dụng trong GAMEFI mà chúng tôi cung cấp ngày hôm nay có thể phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới Gamefi.
Nguồn: https://coinexpress.net/thuat-ngu-thong-dung-trong-gamefi/